Báo cáo xuất khẩu đậu nành hàng tuần ấn tượng
Giá đậu nành kỳ hạn tháng 1 kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11/2016 tăng 3,75 cent, ở mức 989,50 cent/bushel, giảm 4,25 cent so với mức cao nhất và tăng 8,50 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 3 chốt phiên tăng 4,00 cent, ở mức 998,50 cent/bushel, tăng 8,75 cent so với mức thấp nhất và giảm 3,75 cent mức cao nhất.
|
Bã Nành Nhập Khẩu 2016 |
Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 1 chốt phiên tăng 3,10 usd, ở mức 313,80 usd/short tấn, tăng 4,40 usd so với mức thấp nhất và giảm 0,90 usd so với mức cao nhất.
Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 1 chốt phiên giảm 0,40 cent, ở mức 33,96 cent/pound, giảm 0,62 cent so với mức cao nhất và tăng 0,10 cent so với mức thấp nhất.
Giá đậu nành kỳ hạn tăng theo giá khô dầu đậu nành do số liệu xuất khẩu khả quan. Vào đầu phiên, giá cả hai đều giảm do đồng đô-la Mỹ mạnh.
Báo cáo xuất khẩu đậu nành hàng tuần ở mức 1.418.700 tấn, gần như toàn bộ giao hàng trong năm kinh doanh 2016-17, vượt mức kế hoạch. Lượng xếp hàng hàng tuần ở mức 3.034.100 tấn, cũng cao hơn mức kế hoạch.
Báo cáo xuất khẩu khô dầu đậu nành hàng tuần ở mức 437.400 tấn, toàn bộ giao hàng trong năm kinh doanh 2016-17.
Báo cáo xuất khẩu dầu đậu nành hàng tuần ở mức 14.400 tấn, toàn bộ giao hàng trong năm kinh doanh hiện tại.
Informa dự báo diện tích gieo trồng đậu nành vụ mới của Mỹ khoảng 35,86 triệu ha.
Giá bắp cũng giao dịch trong biên tăng khi có một lượng xuất khẩu mới (106.200 tấn cho một quốc gia chưa công bố, giao hàng trong năm kinh doanh hiện tại), đồng thời báo cáo xuất khẩu hàng tuần cũng rất ấn tượng.
Informa cũng đưa dự báo diện tích trồng bắp vụ mới, nhưng điều chỉnh giảm xuống còn 36,76 triệu ha.
Giá lúa mì tăng do lực mua tốt, báo cáo xuất khẩu khả quan và ảnh hưởng từ các thị trường khác. Đồng đô-la Mỹ mạnh đã hạn chế đà tăng.